Tại VN,ầnlắmbácsĩgiađìcakhia mô hình bác sĩ gia đình đã được gợi mở từ những năm đầu thập niên 2000 nhưng rồi vì nhiều lý do nên chậm phát triển, phải "khởi động" nhiều lần sau đó. Năm 2013, Bộ Y tế phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013 - 2020. Sau đó, Sở Y tế TP.HCM xây dựng Đề án bác sĩ gia đình tại TP.HCM đến năm 2020…
Và từ ngày 25.12.2023 - 6.1.2024, đang có 2 GS-BS của Cuba, là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế cộng đồng, từng chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều quốc gia, đến làm việc với ngành y tế TP.HCM về vấn đề phát triển bác sĩ gia đình, y tế cơ sở, y tế cộng đồng. Dự kiến, cuối chương trình làm việc, ngành y tế TP.HCM và Cuba sẽ thống nhất nội dung ký kết bản ghi nhớ về hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật trong phát triển và nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, triển khai mô hình bác sĩ gia đình trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lý do ngành y tế TP.HCM hợp tác và học hỏi kinh nghiệm với Cuba về hệ thống y tế cơ sở và mô hình bác sĩ gia đình vì ở nước này, hệ thống y tế cơ sở (cụ thể bác sĩ gia đình) được quan tâm triển khai rất tốt. Hơn 50% bác sĩ và điều dưỡng ở Cuba được phân bổ về y tế cơ sở; văn phòng bác sĩ gia đình được "rải" khắp các khu dân cư trong cả nước, mỗi nơi theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho cả ngàn người dân, tạo thế xương sống chăm sóc sức khỏe ở tuyến đầu…
Lâu nay, ở VN, các bệnh viện tuyến trên luôn quá tải, bác sĩ tuyến trên phải mãi chạy theo điều trị những ca bệnh lẽ ra không phải tiếp nhận nếu y tế cơ sở làm được nên không có thời gian chu toàn hơn cho ca bệnh nặng, ca khó và công tác nghiên cứu. Thực tiễn đã cho thấy dẫu có xây thêm nhiều bệnh viện, đầu tư thêm giường bệnh ở tuyến trên mà tuyến y tế cơ sở không làm tốt, không được tin tưởng, thì tuyến trên vẫn sẽ mãi quá tải.
Trải qua đại dịch Covid-19, người ta mới nhận thấy rõ nét hơn nữa tầm quan trọng của y tế cơ sở, tuyến đầu gần dân khi dịch bệnh ập đến ở từng khu phố, mà hệ thống, nhân lực y tế tuyến trên không thể đáp ứng xuể, kịp thời. Những lúc này, y tế gần dân rất cần thiết, nên sau đại dịch, TP.HCM rất tập trung đầu tư hơn cho y tế cơ sở quận, huyện là vậy.
Bác sĩ gia đình giúp theo dõi sức khỏe của từng người ở khu dân cư, giải quyết những bệnh cơ bản, giúp người dân phòng bệnh, hạn chế thấp nhất việc phải vào viện. Nếu là bệnh phải chuyển lên tuyến trên thì bác sĩ gia đình sẽ cung cấp thông tin cho bác sĩ tuyến trên, bởi họ nắm rõ hồ sơ bệnh của từng người.
Đầu tư cho bác sĩ gia đình, y tế cơ sở không phải ngày một, ngày hai mà cần liên tục, bền vững, có chất lượng, không chỉ cơ sở vật chất, mà còn rất cần nguồn nhân lực… Kế hoạch nói trên của TP.HCM cho thấy ngành y tế đang rất nỗ lực để xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình, tạo thế vững chắc cho tuyến y tế cơ sở, nhằm đáp ứng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, cũng như góp phần giải quyết những vấn đề lớn cho hệ thống y tế.